Thị trường ô tô đang bị tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19 khi sụt giảm trong nhiều tháng liên tiếp. Nhiều đơn vị sản xuất, lắp ráp xe đã có kiến nghị Chính phủ tái áp dụng quy định mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Hồi tháng 5, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng từng đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô đăng ký mới để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp, đánh giá và tính toán kỹ tác động. Trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước giữa bối cảnh dịch Covid-19.
Năm 2020, Chính phủ đã áp dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với các dòng xe lắp ráp trong nước. Chính sách này đã cho thấy hiệu quả và góp phần không nhỏ trong việc kích cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020, đã giúp cho lượng xe ô tô thuộc loại này tiêu thụ trong tháng 12/2020 gấp 2 lần so với cùng kỳ. Số thu ngân sách từ tiêu thụ xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng 47,1% so với cùng kỳ, tương đương 11.200 tỷ đồng.
Phúc Vinh
Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu với ô tô điện chạy pin. Chính sách này sẽ kéo dài trong vòng 5 năm kể từ khi Nghị định có hiệu lực.
" alt=""/>11 hãng xe nhập khẩu đề xuất được giảm 50% lệ phí trước bạBà Barbara Pompili được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm vào vị trí mới trong một cuộc cải tổ nội các đầu tháng này. Bà cho biết lệnh ngưng mở rộng kho hàng có thể kéo dài vài tháng, nhằm mục đích thúc đẩy thảo luận về thị trường bán lẻ.
Cụ thể, khoảng thời gian tạm ngưng sẽ mở đường cho Quốc hội nước này nghiên cứu tác động tới công ăn việc làm và một số vấn đề địa phương gây ra bởi các kế hoạch mở rộng hệ thống kho hàng.
Bà Pompili cho biết nhà nước muốn bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ quy mô nhỏ và giúp họ “sống sót” trước sự mở rộng của nhiều đối thủ thương mại điện tử lớn. Bà chia sẻ đã thảo luận ý kiến với các bộ trưởng khác dù chính phủ vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.
Đáng chú ý là Amazon mới đây cũng gặp rắc rối ở Pháp trong cuộc khủng hoảng đại dịch. Đã có những tranh cãi giữa Amazon với các tổ chức công đoàn về biện pháp đảm bảo an toàn, buộc Amazon phải đóng cửa 6 kho hàng trong vài tuần, cắt giảm và trì hoãn một số đợt giao hàng.
Ở Mỹ, 3 nhân viên kho JFK8 Staten Island của Amazon đã đệ đơn kiện công ty, với cáo buộc rằng các biện pháp an toàn lỏng lẻo trong phòng ngừa virus Corona gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ. Vấn đề này dự kiến sẽ được đem ra chất vấn khi CEO Amazon ra điều trần ngày 27/7 tới.
Anh Hào (Theo Reuters)
Những nhân viên kho bãi phía nguyên đơn nói rằng trước đây họ chưa từng được thông báo về chính sách nới lỏng thời gian rời vị trí để rửa tay như Amazon nói.
" alt=""/>Amazon bị ngăn mở thêm kho hàng ở Pháp sau bê bối an toàn mùa dịch